Việt Nam, với bề dày lịch sử và sự phong phú trong bản sắc văn hóa, đã được UNESCO công nhận nhiều di sản/loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Những di sản này không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại. Dưới đây là tổng hợp các loại hình văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
1. Di Sản Văn Hoá Vật Thể

1. Di Sản Văn Hoá Vật Thể
1.1. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
- Năm công nhận: 1994, tái công nhận năm 2000.
- Đặc điểm nổi bật: Vịnh Hạ Long nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, bao gồm hơn 1.600 hòn đảo đá vôi và nhiều hang động kỳ thú như hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ. Nơi đây không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là một di sản địa chất độc đáo, lưu giữ những giá trị cổ sinh vật học quý giá. Hàng năm, Vịnh Hạ Long đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới tới tham quan nghỉ dưỡng.
1.2. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế)
- Năm công nhận: 1993.
- Đặc điểm nổi bật: Cố đô Huế là trung tâm văn hóa, lịch sử của Việt Nam trong suốt triều Nguyễn. Các công trình như Hoàng thành, Kinh thành, và hệ thống lăng tẩm (lăng Gia Long, lăng Minh Mạng) thể hiện tài hoa trong kiến trúc và nghệ thuật truyền thống. Nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục độc đáo truyền thống của hoàng gia. Đây là kho tàng chứng minh nét đẹp truyền thống – kính trời tín Thần của người dân đất Việt trước thời kỳ bị văn hoá vô Thần phá hoại.
1.3. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
- Năm công nhận: 1999.
- Đặc điểm nổi bật: Hội An là một thương cảng cổ với hơn 1.000 năm lịch sử, nơi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa Việt, Trung, Nhật và phương Tây. Các ngôi nhà cổ, chùa Cầu và lễ hội thả đèn hoa đăng là những nét độc đáo thu hút du khách tới tham quan du lịch. Đây chính là cửa ngõ du nhập nhiều nét văn hoá vào Việt Nam.
1.4. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Năm công nhận: 1999.
- Đặc điểm nổi bật: Thánh địa Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm-pa cổ. Các đền tháp được xây dựng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, sử dụng kỹ thuật xây dựng độc đáo bằng gạch nung không vữa, mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Hindu. Đáng tiếc là qua thời gian, công trình này ngày càng bị đổ nát do sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý di tích.
1.5. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)
- Năm công nhận: 2014.
- Đặc điểm nổi bật: Tràng An là một quần thể danh thắng kết hợp giữa núi non hùng vĩ, hệ thống hang động kỳ bí và các di tích lịch sử như đền Trình, đền Trần. Đây cũng là nơi tìm thấy các di chỉ khảo cổ của người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm. Ai đã từng về thăm nơi đây đều phải thốt lên rằng: văn hoá người Việt cổ thật đẹp, cảnh sắc nơi đây giống như trốn bồng lai tại nhân gian vậy, khiến lòng người thanh thản. Đáng tiếc là các hoạt động trục lợi tôn giáo, kiếm tiền từ các hoạt động lợi dụng đức tin của con người ở nơi này đã làm ô uế một vùng đất linh thiêng.
2. Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể
2.1. Nhã nhạc cung đình Huế
- Năm công nhận: 2003.
- Đặc điểm nổi bật: Nhã nhạc cung đình là loại hình âm nhạc trang trọng, từng được biểu diễn trong các nghi lễ cung đình triều Nguyễn. Âm nhạc mang tính bác học, sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống như đàn nguyệt, đàn tranh, và trống đại… Nhã nhạc cung đình Huế như một biểu tượng minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật phương Đông – sánh ngang với những dàn nhạc giao hưởng hoàng gia phương Tây vậy. Nếu trong tương lai, những dàn nhạc cung đình được phục hưng – chắc hẳn sẽ là một hiện tượng trong văn hoá thế giới.
2.2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Năm công nhận: 2005.
- Đặc điểm nổi bật: Không gian văn hóa cồng chiêng gắn liền với đời sống tâm linh của các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng được sử dụng trong các nghi lễ như lễ mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, và lễ hội cộng đồng… Mỗi bộ cồng chiêng là một tài sản thiêng liêng, chứa đựng hồn cốt của dân tộc, biểu trưng cho sự phóng khoáng và hoà hợp với trời đất núi rừng của con người Tây Nguyên. Nếu ai đã từng được chứng kiến và sống trong không gian văn hoá này, chắc hẳn họ sẽ có những cảm nhận rất gần gũi với tâm linh, với trời đất và núi rừng vậy.
2.3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Năm công nhận: 2009.
- Đặc điểm nổi bật: Quan họ là nghệ thuật dân ca mang đậm chất trữ tình, thường được thể hiện qua các cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ. Các nghệ nhân thường mặc áo tứ thân, nón quai thao khi biểu diễn, tạo nên hình ảnh vừa duyên dáng vừa trang nhã đem lại những phút giây giao lưu trong sáng và đậm tình người. Đây cũng là cách người xưa bày tỏ tâm tư và tình cảm của mình với Thần linh, với con người trong những dịp lễ hội quan trọng trong năm của vùng Kinh Bắc. Quan họ có những điểm độc đáo như:
- Tính đối đáp: Quan họ là một hình thức hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Nội dung đối đáp thường xoay quanh các chủ đề ca ngợi Thần Phật, tình yêu, quê hương, cuộc sống…
- Tính cộng đồng: Quan họ là một hoạt động văn hóa cộng đồng, thường được tổ chức trong các lễ hội, đình đám, tạo không khí vui tươi, gắn kết mọi người.
- Âm nhạc đặc trưng: Âm nhạc Quan họ có những đặc trưng riêng biệt như: Giọng hát: Giọng hát Quan họ thường trong trẻo, cao vút, có nhiều luyến láy, ngân nga.Nhạc cụ: Các nhạc cụ thường sử dụng trong Quan họ là đàn nhị, đàn bầu, trống, phách.Làn điệu: Quan họ có nhiều làn điệu khác nhau như: giọng lề lối, giọng vặt, giọng giã bạn…
- Nội dung sâu sắc: Nội dung các bài hát Quan họ thường mang tính giáo dục cao, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Trang phục: Liền anh, liền chị thường mặc những bộ quần áo truyền thống như áo the khăn xếp, áo tứ thân mang vẻ đẹp dân tộc của người Việt cổ. Ngày nay những trang phục này vẫn được yêu thích sử dụng trong những dịp lễ tết quan trọng cuả người Việt.
2.4. Ca trù
- Năm công nhận: 2009.
- Đặc điểm nổi bật: Ca trù kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca và diễn xướng, từng là loại hình nghệ thuật cao cấp trong các buổi yến tiệc và nghi lễ. Với đàn đáy, trống chầu và phách làm nhạc cụ chính, ca trù thể hiện sự tinh tế và sâu lắng trong từng câu hát. Loại hình nghệ thuật này chính là biểu tượng cho trí tuệ của những nhà Nho xưa khi có thể vừa làm thơ, vừa diễn xướng ngay trong những buổi yến tiệc hay nghi lễ hội đình. Đặc điểm ca trù đó là:
- Tính tinh tế và sâu sắc: Ca trù không chỉ là âm nhạc mà còn là một nghệ thuật diễn xướng, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có khả năng diễn tả tinh tế những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui tươi, hóm hỉnh đến sâu lắng, trầm buồn.
- Tính ứng tác cao: Ca trù đòi hỏi sự tương tác giữa ca nương và khán giả. Ca nương phải có khả năng ứng biến linh hoạt, sáng tạo những câu hát, câu đối đáp lại khán giả một cách duyên dáng.
- Nội dung phong phú: Nội dung của các bài ca trù rất đa dạng, bao gồm các đề tài về tình yêu, cuộc sống, xã hội, triết lý nhân sinh.
- Âm nhạc đặc trưng: Âm nhạc của ca trù mang đậm chất dân gian, sử dụng các nhạc cụ truyền thống như đàn đáy, phách, trống. Giai điệu ca trù thường uyển chuyển, trầm bổng, tạo nên một không gian âm nhạc sâu lắng.
- Hình thức biểu diễn: Ca trù thường được biểu diễn trong không gian kín đáo, với sự tham gia của một nhóm nhỏ gồm ca nương, đàn đáy và đôi khi có thêm các nhạc cụ khác. Ca nương thường ngồi trên chiếu, vừa hát vừa gõ phách.
- Trang phục: Trang phục của ca nương thường rất trang trọng, với những bộ áo dài truyền thống, tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, quý phái.
2.5. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ)
- Năm công nhận: 2012.
- Đặc điểm nổi bật: Đây là tín ngưỡng độc đáo nhằm tri ân các vua Hùng, những người sáng lập ra đất nước Văn Lang cách đây hơn 2000 năm. Lễ hội Đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 hoàng lịch hàng năm thu hút hàng triệu người Việt từ khắp nơi trên thế giới tham dự với lòng biết ơn dựng nước của những bậc tiên hiền. Nhân cách của con người bắt đầu từ sự biết ơn, sự biết ơn lớn nhất là với Thần Phật – tiếp là tới cội nguồn đất Việt, tiếp là ông bà tổ tiên. Đây quả là nét đẹp văn hoá người Việt.
2.6. Nghệ thuật Bài Chòi (Trung Bộ)
- Năm công nhận: 2017.
- Đặc điểm nổi bật: Bài Chòi là trò chơi dân gian pha trộn với nghệ thuật diễn xướng. Các bài hát trong Bài Chòi thường mang nội dung hài hước, sâu sắc, phản ánh đời sống xã hội của người dân miền Trung nắng gió. Những điều làm nên sự đặc biệt của nghệ thuật Bài Chòi là:
- Tính tương tác cao: Khán giả không chỉ là người xem thụ động mà còn trực tiếp tham gia vào trò chơi, đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu đối với các nghệ nhân.
- Tính ứng tác tài tình: Các nghệ nhân phải có khả năng ứng biến nhanh nhạy, sáng tạo những câu hát, câu đối đối đáp lại khán giả một cách hóm hỉnh, dí dỏm.
- Nội dung phong phú: Bài chòi phản ánh đời sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của người dân, từ những câu chuyện tình yêu, gia đình đến những vấn đề xã hội.
- Hình thức biểu diễn đa dạng: Bài chòi có nhiều thể loại khác nhau như: hát đối đáp, hát kể chuyện, hát châm biếm, hát chúc tụng,…
- Âm nhạc đặc trưng: Các làn điệu bài chòi mang đậm chất dân gian, gần gũi với đời sống của người dân.
2.7. Hát Xoan (Phú Thọ)
- Năm công nhận: 2017.
- Đặc điểm nổi bật: Hát Xoan gắn liền với nghi lễ thờ cúng tổ tiên và các lễ hội đầu xuân. Lời ca trong Hát Xoan thường ca ngợi công đức các vua Hùng và cầu mong mưa thuận gió hòa trong các nghi lễ tế bái trời đất. Hát soan có những đặc điểm như:
- Tính nghi lễ: Hát Xoan gắn liền với các nghi lễ tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, thần linh. Các làn điệu Xoan thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đình đám, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
- Nội dung phong phú: Nội dung của các bài hát Xoan rất đa dạng, bao gồm các đề tài ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi công lao của các vua Hùng, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động của người dân.
- Hình thức biểu diễn: Hát Xoan thường được biểu diễn theo hình thức đối đáp giữa các kép, các làn điệu được hát kết hợp với các động tác múa, tạo nên một tổng thể hài hòa, sinh động.
- Nhạc cụ: Các nhạc cụ sử dụng trong hát Xoan chủ yếu là trống, phách tre. Âm thanh của trống và phách tre tạo nên một không khí trang nghiêm, cổ kính.
- Làn điệu đa dạng: Hát Xoan có nhiều làn điệu khác nhau, mỗi làn điệu mang một đặc trưng riêng, thể hiện những tâm trạng, tình cảm khác nhau.
3. Di Sản Tư Liệu
3.1. Mộc bản triều Nguyễn
- Năm công nhận: 2009.
- Đặc điểm nổi bật: Bộ mộc bản gồm hơn 34.000 tấm gỗ, ghi lại các văn bản lịch sử, pháp luật và văn học của triều Nguyễn. Mỗi bản khắc được chế tác công phu, phản ánh sự phát triển của nền văn hóa học thuật Việt Nam thời kỳ này. Đây là kho tàng quan trọng để con người tương lai nhìn lại sự thật về một triều đại chứ không phải chỉ là tuyên truyền sai lệch của hậu nhân – những người tuyên truyền xã hội phong kiến là cổ hủ lạc hậu, là con người bị đàn áp bóc lột… thực tế có phải vậy không? hãy xem các ghi chép của lịch sử.
3.2. Châu bản triều Nguyễn
- Năm công nhận: 2017.
- Đặc điểm nổi bật: Châu bản là tài liệu hành chính chính thức, thể hiện các quyết sách quan trọng của triều đình Nguyễn. Đây là nguồn sử liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam thế kỷ XIX và XX. Toàn bộ khối Châu bản triều Nguyễn có 773 tập, tương đương khoảng 85.000 văn bản của 11 triều vua nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại). Các loại hình văn bản của Châu bản triều Nguyễn rất phong phú, bao gồm: chiếu, dụ, chỉ, sớ, tấu, khải, phúc, phiến trình, phiếu nghĩ… được quy định chặt chẽ về chức năng và thẩm quyền ban hành. Châu bản triều Nguyễn chủ yếu được viết tay trên giấy dó, phản ánh các vấn đề của đời sống xã hội, các biến động về lịch sử, các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào quá khứ một cách chính trực để trả lại cho tiền nhân sự công bằng và tôn trọng xứng đáng. Bởi những tuyên truyền sai sự thật về triều đại nhà Nguyễn khiến hậu nhân cho rằng xã hội phong kiến là độc tài, đàn áp, dân bị bóc lột … là hoàn toàn sai sự thật.
Những di sản văn hóa được UNESCO công nhận không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn là cầu nối để quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người và lịch sử Việt Nam ra thế giới. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cho các thế hệ mai sau.
Con người tương lai cần biết sự thật về quá khứ huy hoàng của vùng đất Việt – nơi đã từng là vùng đất “KÍNH TRỜI – TÍN THẦN – TRỌNG ĐỨC – HÀNH THIỆN” chứ không phải là vô thần, tranh đấu , những giá trị ấy đã triển hiện ra và lưu giữ lại những hoạt động văn hoá vô cùng rực rỡ và huy hoàng.